Xây dựng thương hiệu, truyền thông và marketing

Hotline: 0903285235

Một đầu bếp giỏi bằng 7 vị bác sĩ

Posted on

Ăn đúng chính là cách phòng bệnh tốt nhất.
_ Các loại rau – củ – quả – thực vật được sinh ra trong tự nhiên và phát triển theo mùa chính là dựa theo quy luật tương sinh tương khắc của trời đất.
_ Nên đối với những loại bệnh tự sinh do sinh hoạt tự nhiên (không bao gồm bệnh do hóa chất, nghiên cứu thí nghiệm) thì con người đều có thể dựa vào tự nhiên để cải thiện. Tạo ra những tác động thay đổi từ bên trong cũng là cách chữa bệnh của đông y: tuy chậm mà triệt để. ”Chậm” là cách tôi dùng từ để biểu đạt chứ thực chất đó là quá trình tích lũy để tạo ra các thay đổi.

VỊ : Cay – chua – mặn – ngọt.

_ Chúng ta thường không để ý đến những câu văn nói bình thường này nhưng kỳ thực nó là một tài liệu y thư truyền miệng vô cùng quý giá.
_ Y học xa xưa đã nghiên cứu được rằng: tính ngọt có tác dụng phục hồi/ giảm đau, tính mặn có tác dụng bảo vệ/ kháng khuẩn, tính chua có tác dụng cân bằng, tính cay có tác dụng sinh ra/ bảo vệ.
_ Khi mệt mỏi con người uống nước đường vào thì thể trạng ổn định rất nhanh bởi vì cơ chế của sự mệt mỏi chính là các tế bào mệt mỏi, bị tổn thương, vị ngọt đi vào máu truyền tới các tế bào khiến tế bào phục hồi và cơ thể khỏe mạnh. (Với tôi khi bị đau đầu tôi thường ngậm đường vàng, uống nước mía hoặc ăn sầu riêng, cơn đau sẽ giảm ngay lập tức, bạn cũng có thể thử bởi dùng trái cây sẽ tốt hơn nhiều so với việc uống kháng sinh).
_ Vị mặn có tác dụng bảo vệ. Vị mặn trong huyết tương khiến các tế bào tăng cường hoạt động, không bị ngủ quên để không dẫn đến máu đông vón cục từ bên trong, vị mặn trong nước mắt có tác dụng diệt khuẩn khử trùng nếu như mắt bị tổn thương hoặc có dị vật bay vào.
_ Vị chua có tác dụng cân bằng vì con người là động vật ăn tạp, những thứ ngon miệng lại chủ yếu từ thịt, chất béo, theo phản ứng hóa học vị chua sẽ cân bằng các yếu tố trên để cơ thể có thể tiêu hóa và hấp thụ.
_ Vị cay có tác dụng sinh ra vì là chất xúc tác ngon miệng để thúc đẩy cơ thể sinh cảm giác muốn ăn, ăn ngon. Một người ăn nhiều nhưng không thể béo lên vì khi ăn không có cảm giác ngon miệng.
Thêm nữa, vị cay trong ớt có chứa thành phần tinh chất capsaicin là chất kháng sinh tự nhiên tốt nhất cho các tế bào khỏe mạnh, cũng là liều thuốc độc cho các tế bào bệnh nhờ cơ chế tự phân loại thiên phú. Cũng bởi vậy ớt đang được khoa học nghiên cứu trong việc hỗ trợ điều trị ung thư.

==>Đa số những người ăn được cay thường có sức đề kháng bên trong và thể chất tốt hơn những người không ăn cay.


1.Ngủ chảy nước dãi do Tỳ Vị mất cân bằng
Tăng cường đi bộ, khoai lang ăn nhiều

2.Ngủ nghiến răng gan nóng uất đấy mà
Đỗ đen nấu cháo, ta hay ăn vào

3.Ngủ hay mộng mị chẳng yên yên
Tay đặt lên bụng, thế nằm thẳng ngay

4.Đi bơi chân bị chuột rút đừng lo
Tay bên không bị giơ cao lên trời

5.Vừa nôn vừa bị đi ngoài
Lá vối, vỏ quýt ta đem uống liền

6.Chỉ bị đau bụng nhẹ thui
Nước nóng, nước lạnh trộn cùng uống luôn

7.Yếu bóng vía sợ bị ma nhập
Củ tỏi giã nát ta mang theo người

8.Huyết áp bị tụt bất ngờ
Hít vào hóp bụng thế là nó lên

9.Trời lạnh huyết áp lên cao đột ngột
Ngâm chân nước nóng thế là xuống ngay

10.Đột nhiên quên béng thứ gì
Ngón tay gõ nhẹ ” Ấn đường” nhớ ra

11. Lẹo mắt, đũa cả đánh cơm
Hơ nóng áp lẹo vài lần khỏi ngay.

12. Dính mưa dị ứng mề đay
Đồ khô, hơ nóng ta thay mặc vào.

13. Bị ong đốt phải làm sao
Tía tô bóp nát rịt vào chỗ đau.

14. Rết cắn lá Ớt lấy mau
Đem giã lấy nước bôi vào vết thương.

15. Độc rắn, nhựa Đu đủ xanh
Bôi, rồi thái quả sắc nhanh kịp thời.

16. Dạ đề trẻ khóc không ngơi,
Xác Ve sao, tán, uống bồi nước Cơm

17. Dị ứng Kinh giới, Đinh lăng
Rau má, Diếp cá đun cùng Tía tô.

18. Quai bị, muỗi đốt sưng u
Hạt Gấc nướng, ngâm giấm, từ từ xoa.

19. Bị sốt vi rút mùa Hè
Kinh giới, Diếp cá lấy về đun lên.

20.Trẻ em, Kiết lỵ mấy phen
Cỏ sữa đun uống, vài lần cầm luôn.

21. Lang ben dùng rượu ngâm riềng,
Hay Phá cố chỉ thường dùng mà bôi.

22. Muốn gan thải độc cấp thời
Phan tả diệp sắc uống thời độc ra.

23. Muốn cho hết bệnh vàng da
Nhân trần sắc uống thay trà sớm trưa.

24. Méo mồm khi gió lạnh về
Uống liền kinh giới, lâu thì khó cân.

25. Muốn cho hôi miệng hết dần
Lá Ổi sắc đặc ta cần súc luôn.

26. Khi nào mới bị sâu răng
Hạt Cau ngâm rượu ta dùng ngậm ngay.

27. Cẩu tích đun uống hằng ngày
Thận khỏe, răng chắc mặt mày tươi vui.

28. Mụn nhọt, mẩn ngứa muốn lui
Lá Đinh lăng sắc, uống chơi ngày ngày.

29. Mộc thông giúp Sữa thông ngay,
Lá Đinh lăng, lá Mít đem thay đun dùng.

30. Khi cai lại muốn sữa ngừng
Lá Dâu tươi sắc, nhẹ nhàng sữa lui.

31. Táo bón, có sữa Bò tươi
Thật nhiều theo sức ta thời uống ngay
Hoặc rau Diếp cá, rau Đay,
Mùng tơi, Dền đỏ, hàng ngày nấu ăn.

32. Tiêu chảy, có Hồng xiêm xanh
Cùng với lá Ổi, đun thành thuốc ngưng,
Hoặc riêng vỏ Măng cụt dùng
Sắc nước cho uống, bệnh cầm thảnh thơi.

33. Muốn gan mát, mắt sáng ngời
Có trà hoa Cúc ta mời bạn thân.

34. Áp huyết thấp muốn cho tăng
Trà Gừng pha uống dần dần lại lên.

35. Áp huyết cao muốn hạ luôn
Hoa Đại hãm uống vài bông nhẹ đầu.

36. Rôm sảy muốn trẻ hết mau
Nước Dừa tươi đó uống vào rất ngon.

37. Kỷ tử nếu ta thường dùng
Trẻ lâu, da đẹp sánh cùng thời gian.

38. Muốn cho béo đẹp mỡ màng
Sữa Ngô nếu có ta dùng thường xuyên.

39. Muốn mau tiêu mỡ giảm cân,
Táo mèo, vỏ Bưởi sắc dùng vui thay.

40. Muốn chân khỏe mạnh, dẻo dai
Ngũ gia bì đó sắc thời uống luôn.

41. Muốn cho khỏi bệnh đại tràng
Lá Mơ tam thể ta ăn thật nhiều.

42. Dạ dày muốn cho khỏi đau
Vỏ trứng Gà sấy, bột này ta chiêu.

43. Khô mắt, quáng gà về chiều
Ngày ngày Bí đỏ làm nhiều mà ăn.

44. Bụng lạnh muốn ấm từ trong
Củ Riềng sắc uống, vừa dùng lạnh tan.

45. Muốn cho mát ruột mát gan
Bột Sắn dây uống, nóng tan nhẹ liền.

46. Muốn cho phần ngực ấm êm
Gừng tươi giã nhuyễn nước đem uống dần.

47. Muốn cho phần ngực mát lành
Hạt Mã đề sắc nước dùng bệnh lui.

48. Đái đục, rễ cỏ tranh sao
Sắc đặc lấy nước uống vào tiểu trong.

49. Muốn cho vào giấc ngủ nhanh
Lạc tiên đun uống lại thành tiên ngay.

50. Da mặt trắng mịn, lá Dâu,
Vừng đen đun nước, cho vào mật Ong.

51. Muốn cho bệnh trĩ khỏi nhanh
Hoa Thiên lý đó ta ăn hằng ngày.

52. Nếu ta ăn uống không tiêu
Đun nước củ Sả uống nhiều cho thông.

53. Bị ho, ngực họng nhiều đờm
Vỏ Quýt đun nước uống thường tiêu tan.

54. Miệng nôn, trôn tháo bệnh nan
Hoắc hương, vỏ Quýt, ta đun uống liền.

55. Thời tiết mất giọng, tiếng khàn
Uống nước vỏ Quýt, giọng thanh hết rè.

56. Chanh leo đừng bỏ hạt đi
Đó là thần dược phòng ngừa ung thư.

57. Đám tang, bốc mộ nhớ ghi
Có Gừng, Tỏi nào sá chi hàn tà.

58. Cam tẩu mã, nào phải sợ
Cóc thiêu toàn tính lấy tro rắc vào.

59. Trẻ mồ hôi trộm, lá Dâu
Hái buổi sáng sớm, đun sau uống dần.

60. Hay bị mồ hôi tay chân
Lá Lốt vừa uống, vừa ngâm cũng lành.

61. Trời lạnh áp huyết vọt lên
Ngâm chân Gừng, Muối hoả liền thoái lui.

62. Rét run, tái mặt, thâm môi
Giã cho uống nước Gừng tươi ấm dần.

63. Gan nhiễm mỡ, bụng béo tròn
Sao vàng vỏ Bưởi, đun dùng rất hay.

64. Có Hp trong dạ dày
Đừng quên uống cạn trà Dây thường thường.

65. Lại hay bị bệnh đau lưng
Có củ Cẩu tích ta dùng chớ quên.

66. Xương khớp bị đau triền miên
Ngoài vườn có dây Đau xương trị lành.

67. Đau vai gáy, Dâu cả cành bỏ lá
Sao vàng, hạ thổ mà thành thuốc thang.

68. Rau Dền, rau Má, Cải xoong
Là món bổ máu ta dùng yên tâm.

69. Nhân sâm và củ Đinh lăng
Dùng vào bổ khí, lực tăng sức bền.

70. Bí trung tiện muốn thông nhanh
Có hạt Mít luộc, ăn liền gió đua

71. Bí đại, tiểu tiện Phèn chua
Đem phi, tán bột, rốn kia rắc vào.

72. Tiểu nhiều muốn giảm thì sao
Nấu cháo củ Súng ăn vào giảm ngay.

73. Muốn đi tiểu nhiều hàng ngày
Có rau Cải đó, ta nay ăn đều.

74. Nếu ai bị chứng giời leo
Nhựa cỏ Sữa đó bôi vào đừng quên.

75. Bản đồ bệnh lưỡi trẻ em
Cà tím cô đặc, lấy bông thấm vào.

76. Lá rau Ngót, bệnh lưỡi tưa
Giã vắt lấy nước, bôi thừa sức tan.

77. Mồ hôi muốn thoát dễ dàng
Có củ Khúc khắc ta mang ra dùng.

78. Đã lâu bị nhịn đói lòng
Chỉ nên ăn cháo loãng chớ dừng no cơm.

79. Khi bị ngộ độc thức ăn
Món ngon trước mặt chớ nên chào mời.

90. Bị đỉa chui vào trong người
Mật Ong đặc trị ta thời dùng ngay.

81. Mật Ong dẫu thật là hay
Trẻ dưới 01 tuổi ta nay tránh dùng.

82. Suy dinh dưỡng, Cao ban long
Dùng cho trẻ nhỏ thuốc thần chớ quên.

83. Đứt tay, chảy máu vết thương
Lấy tro giấy đốt ta đem rịt vào.

84. Lưu thông máu não làm sao
Dùng rau Ngải cứu ăn vào nhẹ thôi.

95. Sốt cao muốn hạ kịp thời
Diếp cá với cỏ Nhọ nồi đừng quên.

86. Mào gà trắng sao cháy đen
Tử cung ra máu đun dùng cầm ngay.

87. Tiêu sỏi gan, mật: Nghệ vàng
Lấy về làm thuốc ta đừng có quên.

88. Muốn tiêu sỏi thận: trái Thơm
Nướng trên than củi với cùng phèn chua.

99. Bệnh gout cần phải phòng ngừa
Đỗ xanh cả vỏ, ta cho ăn nhiều.

90. Trẻ ho có lá Hẹ tươi
Đường phèn cùng hấp ta rời kháng sinh.

91. Đau mắt đỏ Diếp cá tanh
Rửa sạch giã nhuyễn ta đem đắp vào.

92. Chẳng may bỏng lửa, nước sôi
Lá Bỏng giã nhuyễn, đắp vào vết thương

93. Viêm họng có quả Trám đen
Bỏ hạt, ninh kỹ thêm đường uống nhanh.

94. Bong gân lá Láng ta dùng
Hơ nóng, ngâm nước gạo xong đắp vào.

95. Mồ hôi trộm, lở, chốc đầu
Lá Bỏng vắt nước, uống vào thật hay.

96. Kiết lỵ nhăn nhó mặt mày
Rau Sam ( hoặc cỏ Sữa )đun nước uống ngay mau lành.

97. Xơ vữa động mạch để phòng
Rau Sam, Gừng sống ta cùng đun sôi.

98. Bắp cải viêm loét dạ dày
Trần qua, vắt nước, ta thay nước dùng.

99. Viêm loét dạ dày trên đường
Bột Sắn dây uống tạm hàn vết đau.

100. Bị bỏng do Ớt rát cay
Lá Ớt giã nát lấy ngay đắp vào.

101.Đi ngoài ra cả máu tươi
Hoa hòe sao cháy, đun sôi ta dùng.

102. Nóng quá mũi chảy máu cam
Nhọ nồi mát máu đun làm thuốc thôi.

103. Dạ dày xuất huyết, gấp rồi
Củ Bạch cập nướng cháy hơi mà dùng.

104. Đừng dại nghịch nhựa xương rồng
Nó có chất độc loét tung da dày.

105. Sốt xuất huyết, phải cấp thời
Mau tìm Diếp cá, Nhọ nồi trị ngay.

106. Trời lạnh, huyết áp lên cao
Ngâm chân nước ấm hạ rồi áp ơi.

107. Mưa lạnh xương nhức, khớp đau
Uống, ngâm lá lốt đã sao cho vàng.

108. Mùa Đông lạnh thấu tận xương
Củ gừng nướng cháy, ta đun uống liền.

109. Trời lạnh bị đau một bên
Gội đầu nước Quế ấy liền hết đau.

110. Quả dâu ta chín, thật hay
Bổ huyết, sáng mắt, tóc này thêm đen.

111. “Cam lồ” nước bọt chớ quên
Nuốt ực xuống bụng, tiêu tan bệnh mà.

112. Mụn thịt ( cơm ) nhìn chớ có buồn
Tía tô vò nát bôi vào rụng thui

113. Hóc xương , đọc thần chú câu này:
” Gần thì ra, xa thì vào” thế là nó trôi.

114. Trung tiện mà thấy khó khăn
Hạt mít đem luộc ăn vào thật hay

115. Tiểu tiện mà bí, bụng chướng thật nguy
Hành ta đem luộc uống vào hay ngay

116. Đại tiện mà gặp khó khăn
Phèn phi tán bột, rắc vào rốn thui.

117. Mồ hôi mà nó chẳng ra, nặng người
Lấy Hương Nhu tía , vừa uống vừa xông

118. Tác mũi , mà nó chẳng thông
Lấy máy sấy tóc hơ ngay ấn đường

119.Mùa Đông, trời lạnh ngủ chẳng ngon.
Đun gừng đã nướng, thêm đường cho ngon.

120. Bệnh Gout xin cũng chẳng có gì lo..
Tía tô, lá Vối, đỗ Xanh dùng lâu khỏi liền

121.Đi lạnh, đưa đám.. sợ nhiễm hàn tà
Về xông bồ hết, vỏ bưởi..trục hàn tà ra

122. Nắng nóng sợ nhiễm nhiệt tà
Vỏ quả dưa hấu uống vào bạn ơi

123. Trúng phong méo miệng thật lo
Kinh giới đun rượu uống cho sớm vào.

124, Ăn no không gội đầu, đói không tắm. Rửa mặt nước lạnh, vừa đẹp vừa khỏe. Mồ hôi chưa khô, đừng tắm nước lạnh. Đánh răng nước ấm, chống ê chắc răng.

125, Ăn gạo có trấu, thức ăn có chất xơ . Nam không thể thiếu rau hẹ, nữ không thể thiếu ngó sen. Củ cải trắng, sống không tốt nhưng chín thì bổ. Ăn không quá no, no không nên nằm.

126, Dưỡng sinh là động, dưỡng tâm là tĩnh. Tâm không thanh tịnh, ưu tư vọng tưởng dễ nảy sinh. Tâm thần an bình, bệnh sao đến được. Nhắm mắt dưỡng thần, tĩnh tâm ích trí.

127, Dược bổ thực bổ, đừng quên tâm bổ. Coi tiền như cỏ, coi thân như bảo. khói hun cháy lửa, tốt nhất không ăn. Chiên dầu ngâm ướp, ít ăn thì tốt.

128, Cá thối tôm rữa, lấy mạng oan gia. Ăn mặc giữ ấm, nhất thân là xuân. Lạnh chớ chạm răng, nóng chớ chạm môi. Đồ chín mới ăn, nước chín mới uống.

129, Ăn nhiều rau quả, ít ăn đồ thịt. Ăn uống chừng mực, ngủ dậy đúng giờ. Đầu nên để lạnh, chân nên giữ ấm. Vui chơi biết đủ, không cầu an dật.

130, Dưỡng sinh là cần cù, dưỡng tâm là tĩnh tại.

131, Người đến tuổi già, thì phải rèn luyện, đi bộ chạy chậm, luyện công múa kiếm; đừng sợ giá lạnh, quét sạch sân nhà, hội họa thêm vui, tấm lòng rộng mở.

132, Nghe tiếng gà gáy, đừng cố nằm thêm, trồng hoa nuôi chim, đọc sách ngâm thơ; chơi cờ hát kịch, không ham phòng the, việc tư không nhớ, không chiếm lợi riêng.

133, Ẩm thực không tham, bữa tối ăn ít, khi ăn không nói, không nên hút thuốc; ít muối ít đường, không ăn quá mặn, ít ăn chất béo, cơm không quá nhiều;

134, Mỗi ngày ba bữa, thức ăn phù hợp, rau xanh hoa quả, ăn nhiều không sợ; đúng giờ đi ngủ, đến giờ thì dậy, nằm dậy nhẹ nhàng, không gấp không vội;

135, Uống rượu có độ, danh lợi chớ tham, chuyện thường không giận, tấm lòng phải rộng.

136, Tâm không bệnh, nên phòng trước, tâm lý tốt thân thể khỏe mạnh; tâm cân bằng, phải hiểu biết, cảm xúc ổn định bệnh tật ít;

137, Luyện thân thể, động cùng tĩnh, cuộc sống hài hòa tâm khỏe mạnh; phải thực dưỡng, no tám phần, tạng phủ nhẹ nhõm tự khai thông;

138, Người nóng giận, dễ già yếu, thổ lộ thích hợp người người vui; thưởng thức thư họa, bên suối thả câu, lựa chọn sở thích tự do chơi;

139, Dùng đầu óc, không mệt nhọc, bớt lo dưỡng tâm ít náo nhiệt; có quy luật, sức khỏe tốt, cuộc sống thường ngày phải hài hòa;

140, Tay vận động, tốt cho não, phòng ngừa bị lạnh và cảm cúm.

141, Mùa hè không ngủ trên đá, mùa thu không ngủ trên phản. Mùa xuân không hở rốn, mùa đông không che đầu. Ban ngày hoạt động, tối ngủ ít mơ.

142, Tối ngủ rửa chân, hơn uống thuốc bổ. Buổi tối mở cửa, hễ ngủ là say. Tham mát không chăn, không bệnh mới lạ.

143, Ngủ sớm dậy sớm, tinh thần sảng khoái, tham ngủ tham lạc, thêm bệnh giảm thọ. Tranh cãi buổi tối, ruột như sát muối.

144, Một ngày ăn một đầu heo, không bằng nằm ngủ ngáy trên giường.

145, Ba ngày ăn một con dê, không bằng rửa chân rồi mới lên giường.

146, Gối đầu chọn không đúng, càng ngủ người càng mệt. Tâm ngủ trước, người ngủ sau, ngủ vậy sẽ thành mỹ nhân.

147, Đầu hướng gió thổi, ấm áp dễ chịu, chân hướng gió thổi, hãy mời thầy lang.

148, Không ngủ nơi ngõ hẻm, độc nhất khi gió lùa.

149, Đi ngủ không thắp đèn, sáng dậy không chóng mặt.

150, Muốn ngủ để tấm thân nhẹ nhõm, chân không hướng tây đầu không hướng đông.


continue…