Xây dựng thương hiệu, truyền thông và marketing

Hotline: 0903285235

Guidelines Logo chuẩn quốc tế

Posted on

Bộ quy chuẩn Logo còn được gọi là Logo Guidelines là thiết kế tối cần thiết đi kèm với bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp. Nếu như trước đây, bộ quy chuẩn logo được được ứng dụng trong phạm vi các Tổng công ty, Tập đoàn lớn, thì hiện nay một bộ Logo Guidelines đã phổ biến rộng khắp với mỗi thương hiệu khi bắt đầu xây dựng hoặc phát triển nhận diện thương hiệu.

Bộ quy chuẩn Logo là gì?

Logo Guidelines bao gồm các thông tin chi tiết, những quy định, quy tắc sử dụng logo, các trường nên và không nên sử dụng logo trên nhiều văn bản, màu sắc, chất liệu, trên website và trong các quy chiếu truyền thông khác.

Tại sao cần bộ quy chuẩn logo cho mỗi công ty?

Nếu như thiết kế logo đánh dấu bước khởi đầu của thương hiệu, thì thiết kế bộ quy chuẩn logo thể hiện sự trưởng thành, lớn mạnh và sự chuyên nghiệp của thương hiệu.

Nếu thiếu Guideline Logo, các hoạt động thương hiệu sau này (Quảng bá hình ảnh, phát triển thương hiệu trên ấn phẩm quảng cáo, phương tiện tiện truyền thông) có thể sẽ gặp không ít khó khăn, tốn nhiều thời gian để xử lý các tình huống phát sinh như: Méo, biến dạng, mờ nhạt, vi phạm quy tắc màu, khoảng cách, thậm chí gây hiểu lầm về logo thương hiệu. Guideline Logo có tác dụng như 1 khung sườn định vị thông tin để phát triển các lộ trình chiến lược marketing đúng hướng, đúng quỹ đạo.

Bộ quy chuẩn Guidelines logo mẫu bao gồm những gì?

  • Hình biểu tượng (logo chuẩn) của thương hiệu
  • Tỷ lệ đồ họa của logo
  • Màu sắc quy chuẩn logo
  • Dấu hiệu nhận biết thương hiệu
  • Kích thước nhỏ nhất và kiểu chữ đặc trưng
  • Kiểu chữ hỗ trợ
  • Logo trên nền màu
  • Logo trên nền hình ảnh
  • Những lỗi sai thường gặp
  • Liên kết thương hiệu và khoảng trống bắt buộc
  • ….

Với vai trò đặc biệt quan trọng và hướng dẫn cách thức ứng dụng logo một cách chi tiết đó, bộ quy chuẩn logo là yêu cầu thiết yếu với mỗi thương hiệu. Bộ mặt thương hiệu, xây dựng và phát triển thương hiệu ngay từ những bước đi đầu tiên.

BRAND GUIDE:
Quy ước: x là 1cm
Tính chất của x là tỉ lệ 1:1.
X là cơ sở để đo đạc tương quan tỉ lệ các yếu tó thiết kế trong logo để các chi tiết không bị xô lệch sai bản vẽ thiết kế khi ứng dụng thi công và cũng là cơ cở căn cứ phân định chuẩn từng pixel  khi xảy ra vấn đề xâm phạm bản quyền.
Ký hiệu a là chỉ số định vị tỷ lệ trong các phần tử của logo hoặc các vùng an toàn. (tỉ lệ theo cấp số nhân hoặc cấp số chia).

Màu sắc:
Theo chuẩn hệ CMYK
Theo chuẩn hệ RGB
–> thể hiện dải màu, tích chọn màu trong dải màu, mã màu,  chỉ số từng màu

Font chữ:
đồng bộ font chữ được sử dụng trong thiết kế logo và các trục ấn phẩm tương đương của thương hiệu sẽ là một yếu tố nhận biết thương hiệu quan trọng.
—-> Nhận biết thương hiệu.
—-> Nhất quán xuyên suốt.

*** Trong bất kỳ một ấn phẩm nào được phát hành bởi thương hiệu cũng cần quán triệt sử dụng font đã quy định trong logo. Và sử dụng các font cùng họ theo chỉ dẫn của người thiết kế thương hiệu.

Vùng an toàn/ Khoảng trống tối thiểu: Đây là khoảng cách quy định không được phép xâm phạm bởi bất kỳ yếu tố đồ họa nào khác dù với bất kỳ lý do gì.—> Đảm bảo logo luôn được hiển thị rõ ràng và có tác động thị giác tốt nhất.
Chuẩn của vùng an toàn = 1/2 tổng chiều cao của logo chính thức.
Biểu đồ chỉ dẫn vùng an toàn và khoảng trống tối thiểu khi ứng dụng logo:
– Khi đặt trong các sản phẩm ấn phẩm
– Khi đặt cạnh các thương hiệu khác trong các hoạt động truyền thông.

Các dạng thức sử dụng logo:
Trong một số trường hợp đặc biệt tuyệt đối không làm biến dạng cấu trúc logo—> có thể tham khảo ý kiến người thiết kế thương hiệu để có giải pháp tốt nhất trong từng điều kiện thực tế.
(ví dụ khoảng cho phép có thể thay đổi vị trí của các cách sắp xếp giữa text va hình …. trên dưới, ngang dọc….)

Kích thước tối thiểu của logo:
Trong in ấn: đơn vị tính là cm—> kích thước tối thiểu không được phép nhỏ hơn 30mm.
Trong website: đơn vị tính là pixel—> kích thước tối thiểu không được phép nhỏ hơn 85pixel.
SD khi chỉ có biểu tượng logo.
SD khi có biểu tượng logo+ slogan.

Phiên bản màu:
chỉ nên dùng phiên bản màu khi thực sự cần thiết ở các hoạt động liên quan đến truyền thông. Thể hiện dải màu—> chọn màu–> mã màu—> chỉ số màu (check chuẩn theo từng hệ).

Hiển thị tùy chọn:
– Các màu có sắc
– MÀu vô sắc
– Tone nóng
– Tone lạnh
– Âm bản
– Vô sắc
– Trong suốt/ seal.

Logo thi công trên các loại chất liệu:
– Giấy
– Gỗ
– Mica
– Kim loại
– Thủy tinh
– Sứ
– Da
– Catton
– Vải

Thi công nổi hoặc chìm:
– Độ nổi/ Độ chìm bằng 1/2 bề ngang của chữ dày nhất.
– VD: Nếu gọi chỉ số ước tính tỉ lệ của phần tử logo là a thì độ nổi = 1/2a, độ chìm = 1/2a
* Trong một số trường hợp đặc biệt trước khi thi công cần hỏi ý kiến người thiết kế thương hiệu.

Logo đặt trên nền ảnh:
– Chỉ dẫn đúng/ sai.
– Nêu ảnh ví dụ cho từng trường hợp: quy định đặt góc/ đặt tâm/ đặt mở rộng thiết kế ở bên cạnh.
– Cảnh báo các trường hợp tuyệt đối tránh đặt logo.  (không bị mờ nhòe, đặt không ngay ngắn và bị chìm ngỉm)

Khuyến cáo sử dụng logo: LỖi Khi sử dụng logo:
– Không tùy ý đổi màu
– Không được thay đổi tương quan kích thước các phần tử thiết kế trong logo
– Không được thiết kế lại logo
– Không biến dạng các chiều của logo
– Không đặt lệch biểu tượng và chữ có trong thành phần của loggo
– Không thêm bớt các phần của logo.
– Không xoay logo
– Không lật ngược loggo
– Không được tự chỉnh nghiên góc hình loggo
– Không được tạo hiệu ứng để tách logo với nền.
– Không đặt logo trên nền cùng màu với một trong các phần tử của logo.
—> Tuân thủ để không làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và khả năng nhận diện thương hiệu.

Phối cảnh logo:
– 3D
– Vật phẩm
– Uniform
– Showroom