Xây dựng thương hiệu, truyền thông và marketing

Hotline: 0903285235

Những điều cần biết về nhượng quyền thương hiệu. Miếng bánh ngon hay khúc xương khó gặm.

Posted on

Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Là cho phép cá nhân/ tổ chức được kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ có quyền sử dụng lại thương hiệu, công nghệ, cách thức quản lý của bên nhượng quyền tại 1 khu vực trong 1 khoảng thời gian nhất định, chi phí ở đây là % doanh thu (thỏa thuận) hoặc hình thức thanh khoản khác theo thỏa thuận.

  • Doanh nghiệp nhượng quyền cần có văn bằng bảo hộ thương hiệu chính thức từ nhà nước, trường hợp đang trong quá trình đăng ký hoặc xét duyệt hồ sơ đều là thương hiệu không hợp pháp. (người muốn mua nhượng quyền cần yêu cầu bên nhượng quyền cung cấp cho xem các loại giấy tờ này trước tiên, vì nếu nhượng quyền mồm hoặc văn bản hợp đồng không đúng theo quy định của pháp luật thì khi phát sinh các vấn đề sẽ không được pháp luật bảo vệ lợi ích chính đáng).
  • Ký kết đúng chủ thể, nếu như không muốn hợp đồng vô hiệu.

Cần làm những thủ tục gì?

Quy trình nhượng quyền thương hiệu không chỉ là câu chuyện giữa 2 công ty, 2 thương hiệu mà còn liên quan đến pháp luật. Các thủ tục hồ sơ tương đối phức tạp và phải tuân theo các điều khoản của bộ Luật Việt Nam nên các doanh nghiệp cần phải lưu ý cẩn thận để tránh bị lừa đảo, kiện tụng phát sinh.

THỦ TỤC NHƯỢNG QUYỀN

  • Hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của nghị định hoạt động nhượng quyền thương hiệu
  • Bên chuyển nhượng bàn giao Sổ đăng ký hoạt động và thông báo bằng văn bản cho bên nhận quyền về việc đăng ký.

HỒ SƠ NHƯỢNG QUYỀN

  • Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu theo mẫu do Bộ Thương hiệu hướng dẫn.
  • Bản giới thiệu về hoạt động nhượng quyền do Bộ Thương hiệu quy định.
  • Các văn bản xác nhận khác (Giấy tờ pháp lý, văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trong các trường hợp chuyển giao,…).

Hồ sơ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như sau:

  • Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt nam;
  • Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;
  • Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp;
  • Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 01 năm gần nhất.

a) 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, làm theo mẫu 01-HĐCN quy định tại Phụ lục D của Thông tư này;

b) 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;

c) Bản gốc văn bằng bảo hộ;

d) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;

e) Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);

g) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)”.

CHÍNH SÁCH NHƯỢNG QUYỀN

Đối với bên chuyển nhượng, chính sách nhượng quyền là một trong những yếu tố khách quan lẫn chủ quan ảnh hưởng đến quyết định của bên nhận quyền. Một số điều khoản thông dụng như:

  • Hỗ trợ chi phí nhượng quyền.
  • Hỗ trợ chi phí nội thất.
  • Hỗ trợ tư vấn thiết kế setup…
  • Chính sách đào tạo nhân viên, quản lý,…
  • Đồng phục nhân viên.
  • Tư vấn chiến lược Marketing, khuyến mãi,…

Thông thường, bên nhận quyền sẽ chịu 2 khoản chi phí cơ bản là phí hoạt động định kỳ và phí nhượng quyền ban đầu, vì thế, các chi phí khác nếu có phát sinh cần phải được tính toán và cân nhắc cẩn thận trước. Hoặc trong khi thương thảo, bên nhận quyền có thể bổ sung các điều khoản yêu cầu để thỏa thuận.

Có bao nhiêu loại nhượng quyền thương hiệu?

  1. Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện: coppy y chang và hỗ trợ toàn diện trong thời gian ký kết.
  2. Nhượng quyền không toàn diện: sử dụng hình ảnh thương hiệu hoặc chia sẻ công thức, bí quyết. Mô hình này doanh nghiệp nhượng quyền muốn mở rộng hệ thống phân phối nhằm cạnh tranh với đối thủ và mô hình này không bao gồm chuyển nhượng các yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp nên phía nhượng quyền chỉ quan tâm đến doanh số bán ra. –> hình thức nhượng quyền này bên nhận quyền không có nhiều điểm lợi.
  3. Nhượng quyền có tham gia quản lý: ngoài việc cung cấp hình thức kinh doanh và thương hiệu, đồng thời bên nhượng quyền cũng cung cấp thêm người quản lý và điều hành cho bên nhận quyền nhằm giúp việc giám sát và vận hành kinh doanh. Hình thức này giống với đầu tư, bạn chỉ cần bỏ tiền ra là có người lo từ a-z, việc của bên nhận quyền là tập trung phát triển doanh số.
  4. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn: bên nhượng quyền tham gia với tỉ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống, bên nhượng quyền có thể tham gia vào hội đồng quản trị,

Lợi ích và rủi ro là gì?

Lợi ích:

  • Được tiếp cận với lượng fan tự nhiên.
  • Được hướng dẫn xây dựng hệ thống, đào tạo nhân viên, quy trình vận hành, chiến lược kinh doanh, bí quyết sản xuất hiệu quả.
  • Được cung cấp tài nguyên với giá ưu đãi.

Rủi ro:

  • Nếu hợp đồng có thời hạn thì bạn vô hình chung Pr-marketing cho thương hiệu nhưng lại không được đảm bảo có lợi ích lâu dài.
  • Chịu sự kiểm soát của bên nhượng quyền về mặt pháp lý và nhiều vấn đề khác.
  • Chịu chung rủi ro nếu bên nhượng quyền gặp vấn đề trong kinh doanh.
  • Sự cạnh tranh gay gắt trong chuỗi, nhằm đạt được target doanh thu mà chủ nhượng quyền đã đề ra. (Việc cạnh tranh với đối thủ trên thị trường sẽ dễ dàng hơn việc cạnh tranh trong nhà).
  • Và quan trọng là bạn đang xây dựng phát triển một thương hiệu không phải của riêng mình.

Lưu ý:

Nghiên cứu thị trường kĩ càng

Tương tự như quá trình khởi nghiệp, điều đầu tiên các doanh nghiệp cần lưu ý trước khi đưa ra các quyết định mua, bán hay sang nhượng là phải tìm hiểu kỹ thị trường. Đặc biệt là đối với bên nhận quyền, khi quyết định bỏ tiền túi ra thì phải chắc chắn mình nhận được giá trị xứng đáng.

Có rất nhiều yếu tố bạn sẽ phải xem xét. Ví dụ:

  • Thương hiệu bạn muốn mua có đang hoạt động tốt trên thị trường không?
  • Sản phẩm/dịch vụ của họ có đang “ăn nên làm ra” và được nhiều phân khúc khách hàng yêu thích không?
  • Nó có phù hợp với doanh nghiệp của bạn và nếu mua về, bạn sẽ giúp ích được gì cho thương hiệu này cho sự phát triển sau này (quy trình sản xuất, mô hình tiếp thị,… phải ra sao để duy trì và phát triển thương hiệu hơn).
  • Chắc chắn sẽ có những khó khăn xảy ra, liệu bạn có thể đợi đến thời điểm thu hồi vốn không hay chấp nhận “đứt gánh” giữa đường?
  • Thương hiệu đó là thương hiệu tự phong hay thương hiệu thật? Bạn cần liên hệ những chuyên gia thương hiệu để phân tích và đo kỹ các chỉ số để xác đinh, bởi lẽ ngày nay việc thành lập một cty là điều hết sức đơn giản, bỏ tiền ra là có thể chạy quảng cáo rầm rộ, nhưng đó không phải là sức khỏe thương hiệu. Rất nhiều người đã nhầm lẫn, vì thế khi bạn muốn nhận quyền cần phải cân nhắc kỹ, cần tham vấn từ những chuyên gia nhiều kinh nghiệm. Bên nhượng quyền không mất gì nhưng bên nhận quyền có thể trắng tay.

Ngoài ra, đối với các thương hiệu nước ngoài, các doanh nghiệp nhận quyền còn phải tính toán đến việc sản phẩm/dịch vụ đó có được người dân của khu vực này ưa chuộng hay không? Các quy chuẩn của bên nhượng quyền có phù hợp văn hóa bản địa không,…vv.

Tính pháp lý trong hợp đồng, thương hiệu nhượng quyền

  • Hãy kiểm tra chắc chắn thương hiệu đã được đăng ký bản quyền, được pháp luật bảo hộ.
  • Kiểm soát các điều khoản lợi ích, nghĩa vụ chặt chẽ, rõ ràng.

Chi phí phát sinh

Đây là điều khó tránh khỏi khi các doanh nghiệp quyết định mua lại thương hiệu nào đó, sau đó mở rộng cửa hàng/chi nhánh. Ngoài các khoản chi phí “cố định” như mặt bằng, thiết bị, nhân viên,.. còn “ti tỉ” những thứ khác mà doanh nghiệp cần bỏ tiền ra như chi phí sang sửa, trang trí cửa hàng, chi phí nguyên vật liệu đảm bảo sự đồng nhất,vv… trong khi đó vẫn phải đảm bảo nguồn thu để trả cho thương hiệu một phần phần trăm doanh thu nhất định theo kỳ.

Tính nhất quán 

Một khi đã xác định mua lại một thương hiệu nào đó, bạn phải đảm bảo tính thống nhất trong mọi khía cạnh của sản phẩm, dịch vụ,vv… trước và cả sau khi mua. Vì người tiêu dùng có thể sẽ rất tức giận và có khả năng “quay lưng” với một thương hiệu nếu bạn cố tình thay đổi chỉ một vài điểm nhỏ nào đó. Vì, bạn còn phải đối mặt với những rủi ro bị tước quyền kinh doanh hay rắc rối về các điều khoản.

Vì thế, nếu có thay đổi xảy ra phải được nghiên cứu kỹ lưỡng và được cả 2 bên thống nhất theo các điều khoản trong văn bản hợp đồng.

Rủi ro và cạnh tranh từ các cửa hàng khác

Có thể các cửa hàng nhượng quyền chung trong chuỗi đôi khi xảy ra những tình trạng “bằng mặt mà không bằng lòng” khi có những phát sinh cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh doanh, dẫn đến việc ảnh hưởng tiêu cực đến nhau. Chỉ cần một cửa hàng xảy ra lỗi, đôi khi các cơ sở khác cũng sẽ bị vạ lây.