Xây dựng thương hiệu, truyền thông và marketing

Hotline: 0903285235

Niềm tin thương hiệu hay thương hiệu niềm tin. Các cách tăng độ phủ thương hiệu cơ bản

Posted on

Khảo sát 2020 của Edelman về lòng tin thương hiệu, khảo sát 16.000 người tiêu dùng trên 8 thị trường toàn cầu, một phần ba (33%) người tiêu dùng Châu Âu nói rằng việc tin tưởng một thương hiệu là quan trọng vì họ đang gặp khó khăn về tài chính và không thể lãng phí bất kỳ khoản tiền nào cho một món hàng tồi.

Niềm tin là một chủ đề thường xuyên được thấy trong một số nghiên cứu. Đó là một vấn đề khiến các CMO đau đầu và điều đó ảnh hưởng đáng kể đến các quyết định mua hàng cùng với tính minh bạch thu hút người tiêu dùng đến với thương hiệu .

Vậy tại sao người tiêu dùng lại tin tưởng thương hiệu?

  • mối quan tâm về định hướng sản phẩm;
    – họ tin tưởng một thương hiệu nhất định vì nó cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng tốt.
    – họ kỳ vọng cao từ số liệu đánh giá thương hiệu.
  • mối quan tâm hướng đến khách hàng;
    – họ tin rằng thương hiệu đó luôn đối xử tốt với người tiêu dùng.
    – nhanh chóng giải quyết các vấn đề về dịch vụ khách hàng.
    – bảo vệ sự riêng tư và bảo mật thông tin cá nhân.
  • mối quan tâm theo định hướng xã hội.
    – thương hiệu đối xử tốt với nhân viên của mình.
    – thương hiệu tham gia hoạt động xã hội mạnh mẽ và vì lợi ích cộng đồng.

Tại sao Niềm tin Thương hiệu trở nên Quan trọng hơn?

– Sự lan tràn của tin tức giả và thông tin sai sự thật trên internet.
– Tốc độ đổi mới với các sản phẩm và dịch vụ mới là một trong những lý do làm tăng tầm quan trọng của niềm tin thương hiệu.
– Không muốn phí tiền và thời gian nghiên cứu vào những thứ tồi.
– Niềm tin thương hiệu ảnh hưởng đến quyết định mua.
– Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng là yếu tố phá vỡ thỏa thuận hoặc quyết định.Trách nhiệm của thương hiệu khi mua nguyên liệu, sản phẩm hoặc dịch vụ, rằng thương hiệu đặt lợi ích của khách hàng lên trên lợi nhuận của chính mình.
– Niềm tin thương hiệu thúc đẩy lòng trung thành. Nếu người tiêu dùng tin tưởng một thương hiệu, họ cũng thể hiện những hành vi thể hiện lòng trung thành, họ sẽ tiếp tục mua một thương hiệu mà họ tin tưởng, ngay cả khi một thương hiệu khác đột nhiên trở nên hot và hợp thời.
– Niềm tin lâu dài xây dựng khả năng tiếp nhận quảng cáo.

Niềm tin thương hiệu bắt đầu từ đâu?

Một logo ý nghĩa, một chiến dịch truyền thông quy mô, một hệ thống bao bì bắt mắt, những bộ ảnh quảng cáo rợp trời internet còn có nghĩa lý gì khi khách hàng không còn tin tưởng vào những gì doanh nghiệp phát ngôn? Vì đó, niềm tin thương hiệu là một trong những tài sản có giá trị nhất với bất kỳ thương hiệu nào trên thế giới. Muốn phát triển thương hiệu ư, hãy lấy được lòng tin từ khách hàng trước đã.

– Từ người sáng lập, tư duy của người làm chủ/ người điều hành rất quan trọng, nó quyết định đến sự tồn vong và phát triển của doanh nghiệp.
– Từ việc đối đãi với nhân viên sẽ đến việc đối đãi với khách hàng. Đó chính là tương tác dây chuyền, bởi nhân viên của bạn cũng chính là khách hàng của bạn, và truyền thông truyền miệng chưa bao giờ lỗi thời.

Ngoài 2 yếu tố then chốt nêu trên thì cần lưu ý 5 điểm khi xây dựng niềm tin với khách hàng:

  1. Phát ngôn trung thực: 100% giờ làm việc của tôi sử dụng internet và tôi nhìn thấy bạt ngàn quảng cáo mỗi ‘s, trong số đó có không ít đơn vị chỉ cần dọc cái title thôi là biết đang nổ. Những doanh nghiệp đó chỉ lừa được khách hàng lúc ban đầu, đến khi họ tỉnh ra, họ cập nhật được kiến thức đầy đủ hơn về lĩnh vực đó/ sản phẩm đó thì còn đâu niềm tin vào doanh nghiệp, lúc đó đừng nói là thương hiệu mà ngay cả làm con buôn thì cũng không ai tin nữa.
  2. Xây dựng trải nghiệm và hướng trải nghiệm cho khách hàng: tập trung biến khách hàng thành người đồng hành chứ không chỉ là giao dịch. Chia sẻ với họ như bạn bè, khi tạo dựng được mối quan hệ kiểu này thì họ sẽ dễ dàng tiếp nhận thêm nhiều cái khác nữa.
  3. Đưa ra bằng chứng thuyết phục: để làm được bước 2 thì chúng ta cần làm tốt bước 3, bởi cái gì cũng cần đem ra phân tích và đo lường cụ thể để khách hàng hiểu về giá trị, từ đó mới đưa ra quyết định tin hay không tin.
  4. Ngắm chuẩn mục tiêu.
  5. Lựa chọn người đại diện.
  6. Thương hiệu cần có một câu chuyện để bắt đầu.

Tăng độ phủ thương hiệu bằng cách làm web, app, landingpage

Cũng như việc cty khi muốn thành lập phải có địa chỉ trụ sở văn phòng, thì website sẽ tồn tại như một văn phòng online để khách hàng có thể tìm kiếm đến bạn mọi lúc mọi nơi.
Xây dựng cả một hệ thống cửa hàng online sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc marketing và gây dựng uy tín với khách hàng.

Định nghĩa website:

Website còn gọi là trang web, trang mạng, là một tập hợp trang web, thường chỉ nằm trong một tên miền hoặc tên miền phụ trên World Wide Web của Internet.
Một trang web là tập tin HTML hoặc XHTML có thể truy nhập dùng giao thức HTTP.
Website có thể được xây dựng từ các tệp tin HTML (website tĩnh) hoặc vận hành bằng các CMS chạy trên máy chủ (website động).
Website có thể được xây dựng bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau (dotnet, php, java, java(androi), JavaScript, C #, C++, asp.net, SQL, joomla, wordpress……)

Cấu tạo của website (bạn có thể hình dung theo cấu trúc 1 ngôi nhà) bao gồm:

1.Địa chỉ: ( là 1 cái tên miền, ví dụ: www.abc.vn, www.abc.com…)
2.Một chỗ ở với đủ không gian ( Hosting – không gian để lưu trữ các bài viết, hình ảnh… )
3.Các căn phòng khác nhau như phòng ngủ, nhà bếp  (Các trang danh mục  khác nhau đặt tên tùy theo lĩnh vực bạn hoạt động kinh doanh)
4.Một cái cửa đủ lớn để cho mọi người có thể ra vào ( Bandwidth – băng thông)
5.Một người cai quản, chăm sóc ( nhà thiết kế web / Quản trị web)

Lợi ích của website mang lại cho người dùng:

1. Tăng khả năng tiếp cận khách hàng

Nếu doanh nghiệp không có trang web riêng, khách hàng sẽ chỉ có thể mua sản phẩm, nhận dịch vụ và tương tác với chủ doanh nghiệp trong giờ hành chính ngoài. Điều này khiến các dịch vụ cũng như hoạt động của doanh nghiệp bị giới hạn. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ thay đổi nếu doanh nghiệp xây dựng một trang web riêng. Không bị giới hạn về thời gian, không gian, tăng khả năng tiếp cận khách hàng và thực thi những đãi ngộ một cách kịp thời.

2. Tăng phạm vi khách hàng

Một cửa hàng địa phương có thể thu hút được khách địa phương nhưng lại là hạn chế đối với những khách hàng ở khu vực khác. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp xây dựng một trang web riêng thì phạm vị khách hàng sẽ không bị giới hạn. Cơ hội nhận được đơn đặt hàng của khách từ khắp mọi nơi trên đất nước sẽ ngày càng tăng cao.

3. Tăng tính tương tác

Khi có một trang web riêng, doanh nghiệp sẽ giúp khách hàng tìm kiếm một cách nhanh chóng các sản phẩm và hiển thị những dịch vụ mong muốn. Điều này làm giảm bớt thời gian tìm kiếm cho khách hàng và đưa doanh nghiệp lên một thứ hạng tốt hơn, chuyên nghiệp hơn.

4. Xúc tiến kinh doanh hiệu quả

Các phương án để xúc tiến kinh doanh thông thường là quảng cáo trên báo chí và các phương tiên thông tin đại chúng. Tuy nhiên, chi phí cho các loại hình này lại quá cao trong khi xây dựng một trang web riêng, doanh nghiệp chỉ phải mất một khoản nhỏ  cho việc đầu tư và bảo trì trang thiết bị, hệ thống. Hiệu quả ngay từ khoản chi phí ban đầu phải bỏ ra là 1 con số rất nhỏ nhưng thời gian sử dụng lại lâu dài.

5. Dịch vụ khách hàng hiệu quả

Không chỉ giúp khách hàng tìm được sản phẩm ưng ý mà còn cung cấp các dịch vụ chăm sóc khách hàng nhanh chóng và hiệu quả. Những thắc mắc và câu hỏi của khách hàng về sản phẩm sẽ được phản hồi tích cực luôn và ngay bằng các tính năng chát/ tương tác trực tiếp với khách ngay trên web.

6. Nền tảng cho sản phẩm bán hàng

Mọi người luôn bận rộn với guồng quay của công việc, những người nhiều tiền thì lại có rất ít thời gian để đi mua sắm. Đó là lý do tại sao, mua sắm trực tuyến đang dần lên ngôi. Các trang web là nền tảng tốt để giới thiệu sản phẩm và bán hàng. Điều này không chỉ phù hợp với khách hàng địa phương mà còn với khách hàng trên toàn thế giới.

7. Xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu là điều đáng quan tâm của một doanh nghiệp và trang web sẽ giúp doanh nghiệp làm được điều này. Nó phản ánh một hình ảnh chuyên nghiệp thông qua giao diện, hình ảnh, nội dung và các hoạt động marketing của doanh nghiệp. Địa chỉ email, tên miền và cách giao tiếp với khách hàng qua web giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín, tạo dựng thương hiệu và truyền bá hình ảnh trên toàn thế giới.

8. Xác định khách hàng tiềm năng

Với sự giúp đỡ của các hình thức trực tuyến, các cuộc điều tra có sẵn trên web, khách hàng có thể để lại ý kiến của mình, truy vấn và thể hiện quan điểm về doanh nghiệp. Chi tiết cá nhân của khách hàng như tên, số điện thoại liên lạc, thu thập thông tin..thông qua đó, doanh nghiệp sẽ tìm được các khách hàng “ruột”, khách hàng tiềm năng và điều này cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể ngân sách khi chạy các chiến dịch quảng cáo ”tiếp thị lại” của FB, google.

9. Dễ dàng tuyển dụng

Ứng viên cũng sẽ có đánh giá ban đầu về nhà tuyển dụng khi tìm hiểu thông tin online. Một trang web chuyên nghiệp uy tín sẽ giúp doanh nghiêp tuyển dụng được những ứng viên tốt.

Với một trang web chuẩn thì nhà tuyển dụng cũng dễ dáng quảng cáo bản thân để thuận tiện việc ứng viên ứng tuyển online, tiết kiệm thời gian mà vẫn hiệu quả.

10. Tăng năng lực cạnh tranh

Một doanh nghiệp nhỏ có trong tay một trang web sẽ có lợi thế cạnh tranh với các đối thủ “nặng ký” khác. Trên thực tế, các đối thủ cạnh tranh không có trang web thì các khách hàng sẽ có xu hướng chuyển sang những doanh nghiệp có trang web vì ở đó họ có thể thỏa mãn được nhu cầu mua bán của bản thân.

Website là 1 phiếu bảo đảm niềm tin tới khách hàng.

11. Cập nhật thông tin nhanh chóng và lấy được ý kiến phản hồi của khách hàng:

Thay vì phải đi phát tờ rơi, hay loa đài thông báo, doanh nghiệp chỉ cần đăng thông tin lên website là có thể tiếp cận đến ngay người dùng. Tiết kiệm thời gian và các chi phí phát sinh khác như: in ấn, thuê người….

Và việc có website cũng giúp doanh nghiệp thu được phản hồi của khách hàng ngay lập tức để có phương án xử lý kịp thời tránh tổn thất tài chính.

Ngoài ra việc này cũng giúp doanh nghiệp nắm bắt tâm lý người dùng để phát triển doanh thu.

12. Phân tích sản phẩm

Trang web có thể vừa sử dụng để quảng bá sản phẩm mới, kiểm tra tình hình phát triển của sản phẩm trên thị trường vừa tăng doanh số bán hàng cho các sản phẩm cũ. Khi những chỉ số thông tin được hiện thị trên trang web, doanh nghiệp có thể xác định vị trí sản phẩm của họ đang ở đâu, được đón nhận hay không, hiểu được những ưu nhược điểm để từ đó đề ra những bước đi đúng đắn.

Ai nên làm website:

1.Doanh nghiệp nhỏ, vừa, lớn…
2. Những người kinh doanh mỹ phẩm, bán quần áo, giầy dép phụ kiện…
3. Những sinh viên muốn làm portfolio chuyên nghiệp để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
4. Những người kinh doanh studio, trưng bày tranh, ảnh, nhạc hoặc các tác phẩm nghệ thuật…
5. Những người kinh doanh đồ ăn, cafe, dịch vụ vui chơi giải trí
6. Những người kinh doanh dịch vụ thiết kế, sáng tạo…
7. Những người muốn chia sẻ kiến thức tài liệu chuyên ngành cho mọi người….

Lựa chọn cách thiết kế website:

Thiết kế website theo mẫu có sẵn giống như bạn đi mua 1 căn hộ chung cư.
Thiết kế website theo yêu cầu là bạn có một mảnh đất rồi xây ngôi nhà riêng hoàn toàn theo ý của mình.

Tùy theo từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của doanh nghiệp, đơn vị thiết kế web sẽ tư vấn chi tiết cụ thể về:
1.Yêu cầu về nền tảng xây dựng web.
2.Yêu cầu về các công nghệ Front-End mới, hiện đại và đẹp mắt (Responsive, Flat Design, Parallax…)
3.Yêu cầu hạ tầng máy chủ (Hosting, VPS, Server) và loại máy chủ (Linux, Windows), băng thông…
4.Yêu cầu tính năng/ chức năng
5.Yêu cầu giao diện thiết kế, bố cục, modul
6.Yêu cầu về bảo mật.

Yếu tố quyết định một website hoạt động tốt và hiệu quả:

  1. Việc đầu tiên doanh nghiệp cần chọn cho mình 1 tên miền dễ nhớ, gây ấn tượng về thương hiệu của
    mình với khách hàng hoặc có yếu tố focus trực tiếp vào sản phẩm/ dịch vụ kinh doanh.
  2. Chọn đơn vị thiết kế uy tín và có đủ năng lực. Tại sao tôi phải tách 2 cụm từ này ra bởi vì uy tín liên
    quan nhiều đến sự nhiệt tình, chỉn chu, phục vụ tận tâm và đúng hạn; còn năng lực là câu chuyện của tầm nghiên cứu UX, UI của đơn vị đó đối với việc phát triển ngành hàng cuả khách hàng (đó được hiểu là những kinh nghiệm xương máu được đúc rút qua 1 khoảng thời gian dài + sự tinh tế nhạy bén thị trường + logic phân tích cấu trúc tổng thể).
  3. Chọn hosting, vps… những yếu tố liên quan đến lưu trữ, lưu lượng, tốc độ, ….
  4. Chọn nền tảng/ ngôn ngữ để xây dựng webiste: PHP: WordPress, joomla, opencart,magento,…
    APS.net, MySQL, Ruby, Java (chỉ dành cho website siêu lớn, database siêu khủng, nhiều truy vấn, có thanh toán lượng tiền onlie lớn yêu cầu bảo mật tuyệt đối) ….
  5. Seo website: trong những 1-2 năm gần đây thì ads google và ads Fb đang chiếm ưu thế về tốc độ chuyển đổi đơn hàng nhưng nhìn sâu vào bản chất của các thuật toán của nhà phát triển google/fb thì việc hệ thống liên kết trong website logic, thân thiện, chất lượng … là những yếu tố tiên quyết để vị trí website được mặc định xếp hàng đánh giá tự nhiên, điều này sẽ thúc đẩy mạnh hơn cho ads, còn nếu 1 web rời rạc mà cứ đổ tiền vào quảng cáo thì sẽ không thu được hiệu quả mong muốn.

Doanh nghiệp nên chọn nền tảng nào là tốt nhất?
Lời khuyên của các chuyên gia cho các doanh nghiệp nhỏ là WordPress.
Lý do:

  • Việc thao tác quản trị dễ dàng; nếu nhân viên nghỉ việc thì cũng có thể tìm được người thay thế, công việc sẽ không bị gián đoạn.
  • Lực lượng nhân sự cho nền tảng này nhiều; doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn ứng viên hơn và hầu như không bao giờ bị bế tắc về nhân sự.
  • Luôn được cập nhập mới theo xu hướng thế giới, có nhiều lựa chọn có phí và miễn phí, các chuẩn seo và thân thiện với google/fb.
  • Có nhiều tùy chọn tài chính cho doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp lớn/ tập đoàn lớn, có giao dịch lượng tiền lớn online và cần sự bảo mật cao thì nên chọn code tay.
Website là một thế mạnh trong hoạt động marketing và phát triển thương hiệu. Mỗi doanh nghiệp nên có ít nhất 1website.


Tăng độ phủ thương hiệu bằng video marketing

Trong xu hướng nghe nhìn hiện nay thì sản xuất video, intro, TCV… hay bất kỳ một tên gọi nào khác để miêu tả sự chuyển động của các yếu tố văn bản, hình ảnh, biểu tượng, âm thanh… trong cùng 1 khung không gian xác định là một sản phẩm quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu của cá nhân/ tổ chức/ doanh nghiệp.

Những video, intro, TVC có tác dụng gì?

Những sản phẩm xa xỉ nhất trên thế giới họ bán hàng giá cao 1 phần vì chất lượng sản phẩm tốt, phần còn lại vì sức ảnh hưởng thương hiệu. Những sản phẩm video đỉnh cao là cấp độ truyền thông thương hiệu mạnh mẽ nhất.

Những ai nên làm những clip như vậy?

– Cá nhân làm thương hiệu để trở thành người nổi tiếng, trở thành người phát ngôn có ảnh hưởng trong xã hội,….

– Tổ chức phi lợi nhuận/ tổ chức nhân đạo làm truyền thông để kêu gọi hưởng ứng tăng cường lợi ích cho xã hội…

– Cá nhân, tổ chức doanh nghiệp làm truyền thông để bán hàng, tăng trưởng doanh số….

Vậy nên, bất kỳ ai cũng có thể làm để xây dựng thương hiệu riêng. Và tùy theo nhu cầu thực tế của đối tượng khách hàng, thời điểm kinh doanh chúng ta sẽ lựa chọn những cấp độ phù hợp. Nếu không có nội dung chất lượng hoặc làm không đúng cách sẽ dễ gây tốn rất nhiều tiền mà lại phản tác dụng. Bravii sẵn sàng chia sẻ để quý khách có thông tin chân thực nhất  về:

_ Doanh nghiệp muốn làm thương hiệu nên chọn product hay outsourcing?
_Ưu/ nhược điểm của từng loại?
_Hiệu quả ứng dụng vào từng lĩnh vực nghành nghề?

Chi phí cho 1 clip như vậy là bao nhiêu?

Giá phụ thuộc vào cấp độ truyền thông, thời lượng video, chi phí nguyên vật liệu/ tài nguyên.

Để sản xuất được 1 video cần cả một ekip thực hiện các bước tiến hành từ xây dựng ý tưởng, nội dung kịch bản, đạo diễn các khâu ăn khớp, nhân viên chuyên môn giỏi cắt ghép dàn dựng hiệu ứng kỹ xảo, trang thiết bị khủng và tinh thần làm việc sẵn sàng overtime.

– Thời gian để xuất xưởng sản phẩm từ khâu tiền kỳ quay dựng + được xử lý bởi nhiều kỹ xảo có thời lượng 10s -> 30 phút dao động từ 2-15 ngày. (tính trên 1 đơn vị nội dung, triển khai từ a-z đến tất cả các khâu).

– Thiết bị máy móc/ nguyên vật liệu sử dụng trong toàn bộ hoạt động quay phim. (Bao nhiêu máy, đời máy, yêu cầu kỹ xảo, yêu cầu xuất file, yêu cầu diễn viên người mẫu mc, yêu cầu chỉnh sửa….)

– Yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất, đây là việc không thể làm một mình, cần đội nhóm chuyên nghiệp. Đòi hỏi mỗi người trong ekip đều phải giỏi phần mềm, thẩm mỹ cao, nội dung hay, kết hợp ăn ý và xử lý tình huống tốt.

Biên độ giá rộng tùy theo mong muốn của khách hàng và các phương án thực thi thực tế khi thỏa thuận để cho ra chất lượng video cuối cùng. Minimum từ 5 triệu trở lên.

Tiêu chí đánh giá 1 ekip chất lượng:

Có 5 tiêu chí giúp doanh nghiệp bạn đánh giá một đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín và có năng lực thực sự:

– Chất xám, ý tưởng kịch bản.
– Trang thiết bị máy móc.
– Kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc.
– Tiến độ làm việc, deadline.
– Giá.

4 tiêu chí cho 1 video chất lượng:

– Ý tưởng kịch bản tốt => truyền tải thông điệp rõ ràng, ngắn gọn súc tích.
– Trang thiết bị hiện đại (tiền kỳ và hậu kỳ).=> Chất lượng hình ảnh sắc nét nổi bật tạo cảm giác hứng thú với người xem (dù nội dung hấp dẫn nhưng hình ảnh nhòe mờ thì người xem cũng sẽ giảm độ thích).
– Con người sáng tạo, chuyên môn giỏi. => Sự thú vị và những pha xử lý tình huống thực tế.
– Âm nhạc, tiết tấu, nhịp hấp dẫn. => Bản nhạc hay quyết định 60% chất lượng video, nhịp chuẩn quyết định 80% sự lan tỏa thông điệp trong cộng đồng.


Tăng độ phủ thương hiệu bằng mạng xã hội

MXH được đánh giá là ”con đường tơ lụa” online cho các doanh nghiệp, Có rất nhiều nền tảng MXH có thể dùng để chạy quảng cáo Pr cho doanh nghiệp, mỗi nền tảng sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Hơn nữa các nhà phát triển công nghệ thường xuyên thay đổi, nâng cấp thuật toán và các tính năng chạy quảng cáo để doanh nghiệp có kết quả tốt hơn.

Các nền tảng MXH :
– Facebook
– Google
– Youtube
– Instagram
– Zalo
– Tiktok
– Sàn TMĐT
– Game
– …..

8 lưu ý để tiếp cận MXH hiệu quả:

1. Làm nội dung tốt: Đa phần post chạy quảng cáo chỉ nhăm nhăm vào giảm giá, bán và khoe mà lại quên nói cho khách hàng biết nếu họ mua thì họ sẽ được lợi ích gì. Có 2 trạng thái lợi ích cần khai thác mạnh: 1 là lợi ích trực tiếp (cái này thì ai cũng biết), 2 là lợi ích xoa dịu (cái này thì không phải ai cũng làm tốt) – nghĩa là khách hàng sẽ có vô số lần hối hận với hầu bao nhưng vẫn trung thành với người bán.

Viết nội dung cần có những thông tin rõ ràng, không cam kết sai sự thật hoặc phù phiếm công dụng bằng những từ hoa mỹ để đánh lừa khách hàng. Giật title cần ngắn gọn súc tích, đánh đúng tâm lý người dùng hoặc có tính cộng đồng xã hội, …. –> nội dung cần chân thực và xử lý tinh tế.

– Tuân thủ cấu trúc bài Pr chuẩn.
– Thông điệp rõ ràng, liền mạch, tập trung.
– Cộng đồng hoá các thông tin kinh doanh.
– Sử dụng các từ+ cụm từ+ icon liên quan đến từ khoá SEO.

2. Hình ảnh đẹp: tâm lý ban đầu của người mua nói chung đều là thấy đẹp sẽ vào, xem đã có mất gì đâu, nếu đến gần mà nó đẹp thật thì lúc này lý trí sẽ bị hắt hủi ngay lập tức. Và thông thường thì các bạn kinh doanh vừa và nhỏ có gì dùng nấy, không hoặc chưa quan tâm hoặc không có năng lực phát triển thương hiệu trên MXH thông qua hình ảnh (có thể là yếu kém và cũng có thể là làm sai cách).

– Sản phẩm cần có nhiều hình ảnh chụp, không được trùng lặp (tiêu chí là góc, background, vv …)
– Trí thông minh nhân tạo(AI) của các nền tảng MXH đã được nâng cấp lên 1 level mới: hình ảnh sản phẩm được phân lớp để phân phối–> điều này được hiểu rằng AI đang đánh giá độ chân thực của hình ảnh về bối cảnh thực tế…  + chất lượng hình ảnh (bao gồm những tiêu chí cơ bản trước đây ta đã biết về độ sắc nét, cỡ ảnh thì bây giờ fb còn hiểu được luôn nội dung truyền tải ăn khớp… )
– Tính nghệ thuật/ thương hiệu trong hình ảnh,

3. Phân tích sàng lọc đối tượng, tệp:
– Việc taget sai đối tượng khiến quảng cáo tốn rất nhiều tiền mà không hiệu quả.
– Việc taget sai đối tượng có thể giảm chi phí cho 1 click nhưng độ hiệu quả đơn không cao. Nghe có vẻ ngược ngược nhưng bạn không nghe nhầm đâu –> có nghĩa là lượng tiếp cận KH tốt nhưng lại sai người, từ việc tiếp cận sai vòng 1 dẫn đến các phạm vi mở rộng cũng sai theo mà chắc chắn post quảng cáo của bạn không thể có giá trị chuyển đổi đơn.
– Nếu bạn chạy 1 post quảng cáo không taget thì sẽ ộc cả máu nhưng không ra đơn (máu=tiền). Nguyên nhân ở chỗ cách chạy này chỉ biết đổ tiền vào đấu thầu cho 1 click/hiển thị, anh nào nhiều tiền anh đó được ưu tiên hiển thị, tuy nhiên các nhà phát triển lại không cam kết rằng những người nhìn thấy quảng cáo hiển thị chính là khách sẽ mua hàng.
Vậy nên việc phân tích đối tượng và target trúng khách mục tiêu sẽ tạo ra nhưng con đường ngách để quảng cáo được tối ưu, tốn ít chi phí và hạn chế đụng độ đối thủ. Vậy nên chạy quảng cáo MXH chính là 1 trò chơi đấu trí, anh nào có logic tốt, có chiến thuật tốt, có phân tích tốt và xử lý tình huống nhanh thì anh đó thắng.

4. Đọc hiểu và theo dõi liên tục báo cáo: Trung bình 2,5h 1 lần. Việc này rất quan trọng vì điều chỉnh kịp thời sẽ kiểm soát được tình hình, giảm thiểu được rủi ro và tăng hiệu quả.

5. Phần mềm auto/ thủ thuật:  Không có gì tốt hoàn toàn và cũng không có gì xấu hoàn toàn, trong một vài trường hợp mà bạn biết về những cái này thì sẽ hữu ích, nhưng nếu bạn lạm dụng thì có khả năng sẽ có những kết quả không mong muốn.

6. Nguyên tắc vàng:  tuyệt đối không để post quảng cáo trơ trọi. Nếu không dù hay dù hot thì cũng như 1 giọt nước rơi xuống sa mạc.

– Doanh nghiệp cần lên kế hoạch về định hướng, lộ trình, mục tiêu, chăm sóc… chứ quảng cáo MXH không chỉ đơn giản là viết một vài dòng nội dung, chụp vài cái ảnh lung linh rồi set một vài chiến dịch, đổ một ít tiền, ra một vài đơn hàng thì gọi là làm kinh doanh hay xây dựng thương hiệu trên MXH. Bởi bất kỳ một hình thức tiếp thị nào khi đã qua giai đoạn mới mẻ ban đầu thì rất khó chiến thắng sức ì nếu không có kế hoạch cụ thể.

7. Không được vi phạm bản quyền.

8. Lựa chọn các nền tảng MXH phù hợp: tiêu chí phân tích dựa trên lĩnh vực/ sản phẩm/ dịch vụ, nhóm đối tương khách hàng đang kinh doanh, tiếp đến là làm thương hiệu cũng cần được phân tích tỉ mỉ, bởi không phải tất cả các cách thức tiếp thị đều hiệu quả với bạn.

Nguyên lý bất di bất dịch:
1. Tất cả các MXH, họ xây dựng hệ thống dựa trên những thuật toán để phân tách đối tượng cá nhân dựa trên hành vi thực tế từ tài khoản người dùng thực để giúp các nhà quảng cáo taget trúng mục tiêu tạo ra lợi nhuận.
2. Các nhà phát triển thường xuyên thay đổi thuật toán để vá lỗi hoặc loại trừ sự xâm nhập không cho phép của bên thứ 3. Vì vậy, người làm nghề quảng cáo cần thường xuyên cập nhật thông tin, nghiên cứu thị trường và tìm ra giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp.
3. Tuỳ theo tính chất ngành nghề và loại hình sản phẩm/dịch vụ sẽ quyết định đến thước đo hiệu quả là gì.